Không giống với việc thiết kế bếp ăn cho gia đình, việc thiết kế bếp công nghiệp đòi hỏi những yêu cầu cao hơn để tạo ra không gian đảm bảo cho việc sơ chế, chế biến thực phẩm và phục vụ món ăn cho thực khách. Cụ thể, bếp công nghiệp cần được đảm bảo các tiêu chí như:
Không gian nhà bếp
Cần bố trí không gian nấu ăn sao cho cân xứng với khu vực ăn uống của khách. Nhiều đơn vị thiết kế khu nấu ăn riêng biệt ở một tầng riêng, và khu ăn uống ở tầng khác để tạo ra không gian thoáng đãng, sạch sẽ hơn. Đối với những bếp ăn có mặt bằng nhỏ hẹp, nên thiết kế để đảm bảo tận dụng diện tích một cách tối đa đồng thời tạo ra không gian tiện nghi khi nấu ăn.
Ánh sáng trong bếp ăn công nghiệp
Việc nấu ăn đòi hỏi phải được cung cấp ánh sáng đầy đủ để có thể theo dõi được màu sắc, trạng thái của thức ăn. Nếu ánh sáng kém có thể dẫn đến nguy hiểm khi nấu nướng, chế biến món ăn không đảm bảo chất lượng như yêu cầu. Do đó trong quá trình thiết kế lắp đặt cần nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể tận dụng tốt nhất nguồn ánh sáng tự nhiên và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng sao cho phù hợp.
Bên cạnh ánh sáng cũng cần lưu ý đến hệ thống thông gió. Khi nấu ăn phần nhiệt lượng sinh ra cộng với mùi thức ăn có thể dẫn đến không gian bí và khó chịu. Việc lắp đặt hệ thống thông gió hoặc chọn mua các loại máy khử mùi, máy hút mùi là lựa chọn hàng đầu để trả lại không gian bếp sạch sẽ, thoáng mát và không bị ám mùi.
Phân chia các khu vực trong bếp
Các dụng cụ nhà bếp được làm chủ yếu bằng chất liệu inox
Nhìn chung bếp ăn sẽ được phân chia thành các khu vực với chức năng riêng biệt để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như thuận tiện trong việc thao tác nấu nướng:
Khu sơ chế: đây là khâu đầu tiên trong quá trình làm bếp, dùng để sơ chế các loại nguyên liệu được lấy từ kho lạnh ra hoặc mua ngoài. Ở phần này cần những dụng cụ cơ bản như chậu rửa, thiết bị sơ chế, thái lát rau quả…
Khu gia công: Các thực phẩm sau khi được sơ chế sẽ chuyển qua khu gia công với các công việc như: ướp gia vị, nhào bột, viên thịt…
Khu chế biến: Là khu vực quan trọng nhất để thực hiện các công đoạn chính trong quá trình nấu ăn, làm chín thực phẩm. Khu vực này thường bao gồm các thiết bị như: bếp xào, nấu, bếp chiên, nướng… Khi thiết kế, khu vực này đòi hỏi phải được lắp đặt thật chuyên nghiệp, không gây mùi hoặc khói để đảm bảo an toàn cũng như tạo không gian thoải mái cho người làm bếp.
Khu soạn đồ, ra đồ: Khu vực soạn và ra đồ ăn thường cần được trang bị các loại xe đẩy, khay, bàn inox,… cửa ra cần bố trí rộng rãi, tiện dụng để vận chuyển thức ăn.
Khu rửa bát, diệt khuẩn: Chén bát sau khi khách dùng bữa, hoặc dụng cụ sau khi nấu ăn sẽ được gom lại để dọn rửa. Tại đây sẽ tập trung các thiết bị như: chậu rửa bát inox, giá thanh inox nhiều tầng, xe đẩy, thùng rác…
Đơn vị thiết kế bếp công nghiệp chuyên nghiệp
Bếp inox Thiên Tân là đơn vị chuyên thiết kế thi công, lắp đặt bếp công nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Bên cạnh việc tư vấn thiết kế, Thiên tân còn chuyên sản xuất và phân phối các loại thiết bị bếp với chất liệu inox cao cấp.
Thiết kế không gian bếp hiện đại
Với quy trình thiết kế, thi công và lắp đặt khép kín được thực hiện trọn gói bởi một đơn vị có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đồng thời đảm bảo được tính thống nhất trong suốt quá trình thực hiện.
Quy trình thiết kế bếp công nghiệp khoa học tại Thiên Tân:
Bước 1: Khảo sát và tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng
Bước 2: Khảo sát mặt bằng
Bước 3: Tư vấn phương án/ giải pháp thiết kế tối ưu cho khách hàng
Bước 4: Thiết kế sơ bộ theo yêu cầu để khách duyệt
Bước 5: Thiết kế chi tiết theo yêu cầu của khách
Bước 6: Khách hàng duyệt thiết kế và thực hiện sửa đổi (nếu có yêu cầu)
Khi có nhu cầu thiết kế bếp công nghiệp, khách hàng có thể liên hệ để được tư vấn.
Cam kết sản phẩm chính hãng và rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chăm sóc khách hàng hậu mãi và hỗ trợ sản phẩm sau bán hàng 24/7.
Chính sách và thủ tục mua hàng đơn giản, thuận tiện